Wednesday, October 16, 2024

Câu chuyện có thật về em bé ống nghiệm IVF đầu tiên trên thế giới

Câu chuyện có thật về em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

Bill Nighy, Thomasin McKenzie và James Norton trong Joy - Ảnh: The Guardian

Theo báo The Arts Shelf, ngày 15-10, Joy - bộ phim thuộc thể loại tiểu sử về em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật IVF - đã công chiếu tại Liên hoan phim London (Anh).

Bước ngoặt ra đời của em bé ống nghiệm

Joy là tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Ben Taylor, vốn nổi tiếng với loạt phim truyền hình ăn khách như Sex education, Catastrophe.

Joy kể lại câu chuyện có thật về sự ra đời mang tính đột phá của Louise Joy Brown vào năm 1978, "em bé ống nghiệm" đầu tiên trên thế giới và hành trình gian nan kéo dài 10 năm để biến điều đó thành hiện thực của 3 bác sĩ và nhà khoa học người Anh.

Trailer phim Joy

Tác phẩm kể qua góc nhìn của Jean Purdy (McKenzie) - một y tá và nhà phôi học trẻ và những đóng góp quan trọng nhưng thường bị bỏ qua của bà trong quá trình điều trị bệnh vô sinh.

Đồng hành cùng bà là nhà sinh lý học Robert Edwards (James Norton) và bác sĩ phụ khoa Patrick Steptoe (Bill Nighy).

Họ sẽ giải mã câu đố về bệnh vô sinh bằng cách phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Lấy bối cảnh từ cuối những năm 1960 đến cuối những năm 1970, Joy mô tả chân thật những thách thức và thành công trong quá trình nghiên cứu của bộ ba.

Đồng thời, tác phẩm đi sâu vào những nhận thức tiêu cực của công chúng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ ra sao.

Câu chuyện có thật về em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới - Ảnh 2.

James Norton và Thomasin McKenzie trong Joy - Ảnh: Radio Times

Qua đó, nhà làm phim muốn tôn vinh sức mạnh của sự kiên trì và những phép màu của khoa học khi theo chân bộ ba y bác sĩ - những người vượt qua vô vàn khó khăn và sự phản đối để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Từ đó, họ thắp sáng niềm tin cho hàng triệu người dân trên thế giới.

Nữ diễn viên người New Zealand Thomasin McKenzie chia sẻ việc khắc họa lại câu chuyện của y tá Purdy là thử thách lớn, song cũng là trách nhiệm cao cả của cô để có thể tôn vinh những điều kỳ diệu mà IVF mang lại cho thế giới.

Đặc biệt, thành công của Joy phải kể đến các biên kịch Rachel Mason và Jack Thorne, đồng thời cũng là cha mẹ của những em bé sinh ra bằng phương pháp IVF.

Sự am hiểu và cởi mở của họ về chủ đề này giúp tác phẩm trở nên gần gũi và đầy sức sống, khắc họa rõ nét những thách thức và niềm vui mà nhiều gia đình phải đối mặt khi tìm kiếm cơ hội làm cha mẹ.

Câu chuyện có thật về em bé ống nghiệm IVF đầu tiên trên thế giới - Ảnh 3.

Louise Joy Brown đang có cuộc sống viên mãn cùng chồng và hai con trong đời thực - Ảnh: Ingenes

Buổi ra mắt phim vinh dự chào đón bà Louise Joy Brown, "em bé" IVF đầu tiên trên thế giới vào năm 1978.

Tại sự kiện, bà Brown bày tỏ lòng biết ơn đối với ba vị y bác sĩ, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu không có những phát hiện của họ, bà cùng với 12 triệu người được sinh ra nhờ phương pháp IVF không thể có mặt trên đời.

Joy sẽ phát trực tuyến trên Netflix từ ngày 22-11.

Louise Joy Brown sinh ngày 25-7-1978, ở Oldham, Greater Manchester, Anh. Bà là người đầu tiên được sinh ra sau khi thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Sự ra đời của bà, theo một quy trình tiên phong ở Anh, được ca ngợi là một trong những đột phá y khoa đáng chú ý nhất của thế kỷ 20.

Câu chuyện có thật về em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới - Ảnh 4.

Hai vợ chồng Lesley, John và Louise - đứa trẻ đầu tiên sinh ra bằng phương pháp IVF - Ảnh: People

Louise Joy Brown lớn lên với tuổi thơ bị truyền thông đeo bám, nhưng cuối cùng bà tìm thấy hạnh phúc bên chồng và hai con.

Những năm gần đây, bà thoải mái hơn với danh xưng "em bé ống nghiệm đầu tiên" và xem đó là một đặc ân.

Ngày nay, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trở nên phổ biến và được các cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
loading...

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong