Dạy Vẽ Móng, Nail Hà Nội

Friday, September 6, 2024

Vì sao Selena Gomez trở thành tỷ phú?

Selena Gomez, nữ ca sĩ và diễn viên nổi tiếng người Mỹ, chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú với khối tài sản ước tính 1,3 tỷ USD. Thành công này phần lớn đến từ sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu mỹ phẩm Rare Beauty, một trong những thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp. Theo Bloomberg công bố ngày 6/9, Gomez hiện nắm giữ khoảng 51% cổ phần của Rare Beauty, góp phần đáng kể vào việc nâng cao giá trị tài sản cá nhân của cô.

Selena Gomez là ngôi sao âm nhạc tiếp theo, sau Rihanna và Taylor Swift, đạt tới cột mốc tỷ phú. Rare Beauty, với sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên và nâng cao sự tự tin của phụ nữ, đã nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường mỹ phẩm toàn cầu. Ngoài ra, nguồn thu nhập của Gomez còn đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, diễn xuất, bất động sản, và quảng cáo.

Vì sao Selena Gomez trở thành tỷ phú?

img

Thành công của thương hiệu mỹ phẩm Rare Beauty đã giúp Selena Gomez trở thành một trong những phụ nữ trẻ nhất nước Mỹ sở hữu hàng tỷ USD. Ảnh: IG.

Trên nền tảng mạng xã hội, tài khoản Instagram của Gomez thu hút hơn 424 triệu người theo dõi, chỉ đứng sau Cristiano Ronaldo và Lionel Messi. Với lượng người hâm mộ khổng lồ, cô đã ký kết nhiều hợp đồng quảng cáo giá trị lớn, bao gồm thỏa thuận trị giá 30 triệu USD với Puma và 10 triệu USD với Coach. Mỗi bài đăng quảng cáo của cô trên Instagram có giá trị lên tới 1 triệu USD.

Ngoài ra, cát-xê từ phim *Only Murders in the Building* trên Hulu cũng đóng góp đáng kể vào thu nhập của Gomez, với thù lao 6 triệu USD mỗi mùa. Sự nghiệp âm nhạc của cô, đặc biệt là từ các buổi biểu diễn trực tiếp, chiếm khoảng 5% giá trị tài sản ròng của cô. Đáng chú ý là tour lưu diễn *Revival* vào năm 2016, mang lại cho cô hơn 30 triệu USD.

Stacy Jones, người sáng lập và giám đốc điều hành của Hollywood Branded, đánh giá rằng Selena Gomez không chỉ là một ngôi sao nhạc pop mà còn là một doanh nhân thành công, với nguồn thu nhập đa dạng góp phần tạo nên giá trị tài sản ấn tượng. Cô cũng nhận được lời khen ngợi từ Carolyn Sloane, giáo sư tại Đại học Chicago, rằng Selena đã khéo léo xây dựng sự nghiệp mà không phụ thuộc hoàn toàn vào âm nhạc, trở thành hình mẫu cho sự nỗ lực và kiên trì.

Thành công của Selena Gomez minh chứng cho khả năng phát triển đa ngành và sự tận tâm với công việc của cô, khiến cô trở thành một trong những phụ nữ trẻ nổi bật nhất tại Mỹ trong lĩnh vực giải trí và kinh doanh.

Thursday, September 5, 2024

Hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ tham dự giải Cánh diều vàng 2024 tại Nha Trang

Hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ tham dự giải Cánh diều vàng 2024 tại Nha Trang - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Xuân Bắc giao lưu với khán giả tại giải Cánh diều vàng 2023 - Ảnh: TRẦN HOÀI

Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 thu hút 161 phim tranh giải. Trong đó có 16 phim truyện điện ảnh, 18 phim truyện truyền hình, 41 phim tài liệu, 18 phim khoa học, 14 phim hoạt hình, 50 phim ngắn và 4 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình.

Các hạng mục giải thưởng bao gồm Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất ở các thể loại, cùng với các giải thưởng cá nhân cho diễn viên nam, diễn viên nữ chính và phụ, biên kịch, đạo diễn, quay phim, họa sĩ, nhạc sĩ.

Theo ban tổ chức, giải năm nay có số lượng phim tham dự nhiều nhất từ trước đến nay, cho thấy giải thưởng ngày càng thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ và các nhà làm phim.

Trong đó số lượng phim ngắn, phim tài liệu và phim khoa học vượt trội so với các năm.

Các bộ phim có đề tài phong phú, thể loại đa dạng, có phim Nhà nước đặt hàng và phim của các hãng tư nhân, có phim nghệ thuật và phim thương mại.

Bên cạnh lễ trao giải diễn ra vào tối 10-9, trước đó công chúng yêu điện ảnh sẽ còn được tham gia các hoạt động bên lề như tuần lễ chiếu phim tham dự Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại các rạp Lotte Cinema Nha Trang Trần Phú, Beta Cineplex Nha Trang từ ngày 6 đến ngày 10-9 vào các khung giờ 8h30 và 10h30.

Ngoài ra sẽ có những hoạt động khác như hội thảo, tọa đàm về điện ảnh Việt Nam; lễ chào cờ đón bình minh của các nghệ sĩ, diễn viên; chương trình gặp gỡ, giao lưu với các đoàn làm phim, các nghệ sĩ, diễn viên…

Giải Cánh diều vàng là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Giải thưởng được trao cho những tác phẩm điện ảnh sản xuất trong năm trước đó.

Nam ca sĩ đình đám một thời xứ Hàn qua đời vì bệnh tật

Nam ca sĩ Lee Tae Geun - cựu thành viên của nhóm nhạc Akdong Club vừa qua đời ở tuổi 41 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Lễ tang của anh diễn ra vào ngày 5/9 tại nhà tang lễ Tangeum ở Chungju, tỉnh Bắc Chungcheong. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác về sự ra đi của anh hiện vẫn chưa được gia đình tiết lộ. Sự mất mát này khiến nhiều khán giả và người hâm mộ bày tỏ lòng thương tiếc, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nam ca sĩ.

Trước đó, vào đầu năm 2022, truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin về tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của Lee Tae Geun. Theo lời vợ anh, sau khi tiêm vắc-xin ngừa virus Corona, Lee Tae Geun đã xuất hiện các triệu chứng phụ như đau đầu và nôn mửa trong vòng ba giờ. Chỉ hai ngày sau, nam ca sĩ phải nhập viện cấp cứu và được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não, cùng với hiện tượng xuất huyết dưới màng não.

Nam ca sĩ đình đám một thời xứ Hàn qua đời vì bệnh tật

img

Lee Tae Geun và các thành viên trong nhóm Akdong Club. Ảnh: Chosun.

Tình trạng sức khỏe của Lee Tae Geun sau đó ngày càng xấu đi. Anh sụt cân nghiêm trọng, mất thính giác và thường xuyên chịu đựng những cơn đau đầu dữ dội. Nam ca sĩ phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau để giảm bớt đau đớn và cơ thể anh cũng dần mất khả năng vận động. Vợ của Lee Tae Geun chia sẻ rằng, chồng cô đã trải qua những cơn đau đớn đến mức như chết đi sống lại, phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt và sút tới 20kg, khiến cân nặng chỉ còn dưới 45kg. "Anh ấy không thể ăn uống và gần như mất dần ý thức," cô cho biết.

Sau khi Lee Tae Geun gặp vấn đề về sức khỏe, vợ anh đã nộp đơn yêu cầu bồi thường từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, tuy nhiên yêu cầu này không được chấp thuận. Lý do là không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng vắc-xin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nguy kịch của nam ca sĩ.

Lee Tae Geun sinh năm 1982 và đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc qua cuộc thi thử giọng của đài MBC. Anh ra mắt với vai trò thành viên của nhóm Akdong Club từ năm 2002 đến năm 2006. Trong cuộc sống gia đình, Lee Tae Geun có hai người con sinh đôi với vợ. Sau khi anh lâm bệnh, gánh nặng tài chính đã đè nặng lên vai vợ suốt ba năm qua.

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười: Từ đăng ký thi tuyển diễn viên "chơi chơi" đến giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 1.

Cuộc sống hiện tại của Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười là gặp gỡ bạn bè vào mỗi buổi sáng, cà phê và trò chuyện. (Ảnh: Huy Hoàng)

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười (sinh năm 1957) là diễn viên, đạo diễn của Hãng phim truyện Việt Nam, ông cũng là giảng viên, Phó trưởng khoa, phụ trách Khoa truyền hình, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ông sinh ra tại Thành phố Vinh, Nghệ An; nguyên quán tại xã Hùng An, huyện Kim Động, Hưng Yên, trong một gia đình có 11 anh chị em và không ai theo nghệ thuật. Nhưng ngay từ nhỏ ông đã mê phim ảnh, những bộ phim như: "Nổi gió", "Vĩ tuyến 17, Ngày và đêm"... rồi các diễn viên như Trà Giang, Lâm Tới, Thế Anh... đã trở thành thần tượng của ông.

Năm 1973, trong lần cùng bạn bè đi chơi, Hữu Mười nhìn thấy bảng thông báo tuyển diễn viên, ông liền quyết định viết đơn ứng tuyển. Tuy nhiên, vì nghĩ viết chơi chơi nên lá đơn của ông chỉ vỏn vẹn 6 dòng và suýt bị đuổi về vì cẩu thả và phải viết lại.

Sau đó, khi vào thi tuyển, một trong những thành viên giám khảo đã nhận ra tố chất diễn viên nên Hữu Mười đã vượt qua vòng sơ tuyển và được ra Hà Nội dự thi chung tuyển. NSƯT Hữu Mười là một trong 16 sinh viên của lứa diễn viên điện ảnh khóa 2 gồm: NSND Bùi Bài Bình, NSƯT Đình Thân, NSND Bùi Cường, NSND Phương Thanh, NSƯT Thanh Quý, NSND Đào Bá Sơn… của Trường Điện ảnh Việt Nam.

Tốt nghiệp lớp diễn viên, NSƯT Hữu Mười cùng cả lớp về Hãng phim truyện Việt Nam. Thời gian đầu ông thường hóa thân vào những vai phụ kiểu thanh niên lười biếng, chậm tiến trong "Khôn dại", vai nông dân lười lao động trong "Ngày ấy ở sông Lam"…

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 2.

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười trong phim "Bao giờ cho đến tháng Mười". (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ với Dân Việt về quãng thời gian này, NSƯT Hữu Mười cho biết: "Thời điểm mới ra trường, tôi gầy lắm, cao 1m75, nặng 48kg, được gọi là "que củi di động", trông tôi yếu ớt nên các đạo diễn không mời vào các vai chiến sĩ. Trong khi vai chiến sĩ phải to cao, khỏe mạnh, còn tôi quá gầy không tạo được hình tượng người chiến sĩ mạnh mẽ, bản lĩnh. Các bạn cùng lứa với tôi như: Bùi Bài Bình, Vũ Đình Thân, Bùi Cường… vừa to cao, khỏe mạnh, đẹp trai nên được mời nhiều vai chiến sĩ khác nhau.

Mất 5 năm tôi bị khủng hoảng tinh thần, trầm cảm vì không được mời vào vai diễn chính, dù rằng lúc nào tôi cũng chỉ ao ước được tăng cân, được mời vào vai bộ đội. Thế rồi tôi đã tính chuyển nghề và tôi đã chuyển sang làm trợ lý đạo diễn. Nhưng thời điểm đó cũng là lúc điện ảnh mở cửa, không chỉ bó hẹp ở đề tài chiến tranh mà còn được phép làm các đề tài đời sống, xã hội, bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" của đạo diễn Phạm Văn Khoa được làm, tôi được đạo diễn mời vào nhân vật ông giáo Thứ.

Đúng là trong cái rủi lại có cái may, cũng vì hình thể của tôi gầy gò, ốm yếu không được mời vào vai bộ đội nhưng lại phù hợp cho vai ông giáo Thứ, người cũng có hình dáng gầy gò, ốm yếu như vậy".

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 3.

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười cho biết đã có 5 năm bị khủng hoảng, trầm cảm vì không được mời vào vai chiến sĩ. (Ảnh: NVCC)

Theo nghệ sĩ Hữu Mười, ngoài may mắn về hình dáng, gầy gò giống với nhà văn Nam Cao, ông còn may mắn khi được đóng cùng nhà văn Kim Lân (vai lão Hạc) nên đã được chỉ dẫn, bên cạnh đó sự bồi đắp, hỗ trợ từ đạo diễn Phạm Văn Khoa (cả hai đều sống cùng thời với nhà văn Nam Cao). Và quan trọng hơn cả, nghệ sĩ Hữu Mười đã có sự tìm tòi, đọc kịch bản, các tác phẩm của nhà văn Nam Cao, đặc biệt là tiểu thuyết "Sống mòn" để có thể hiểu về tính cách, con người của nhà văn và lột tả hình tượng nhà văn Nam Cao được tốt nhất.

Ngay khi bộ phim được phát hành, "Làng Vũ Đại ngày ấy" đã nhận được sự yêu mến của khán giả và lời ngợi khen từ giới chuyên môn. Với vai diễn ông giáo Thứ, tên tuổi của NSƯT Hữu Mười được biết đến trên khắp cả nước.

Sau thành công của ông giáo Thứ, nghệ sĩ Hữu Mười được đạo diễn Đặng Nhật Minh mời cộng tác nhưng không phải vai trò diễn viên mà với vai trò trợ lý đạo diễn. Khi đó, đạo diễn Đặng Nhật Minh tuyên bố không mời Hữu Mười vào vai thầy giáo Khang, vì Hữu Mười đã rất thành công ở vai ông giáo Thứ mà trong điện ảnh kỵ nhất là lặp lại diễn xuất. Tuy nhiên, sau 2 tháng tìm kiếm diễn viên phù hợp với thầy giáo Khang nhưng không tìm được, đạo diễn Đặng Nhật Minh đành quay lại mời Hữu Mười vào vai này và giao kịch bản phim để nghiên cứu nhân vật.

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 4.

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười ngồi cùng bạn là nghệ sĩ Nguyễn Xuân Dư - Nguyên Phó Viện trưởng Viện phim Việt Nam trò chuyện tại Hồ Tây. (Ảnh: Huy Hoàng)

Chia sẻ điều này, NSƯT Hữu Mười cho biết: "Khi đạo diễn Đặng Nhật Minh quyết định chọn tôi, có lẽ đó là ngày vui nhất, vì mình đã được mời".

Khi nói cả hai đều là ông giáo nhưng ở mỗi phim, ông giáo lại có tính cách khác nhau. Ông giáo Thứ là nhân vật luôn luôn trăn trở, đau đáu, đau khổ với các số phận xung quanh. Ông có tính cách trầm, ít nói, không thích vồ vập, sống đức độ và nhân hậu nhưng khá lạnh lùng, với những người chưa bao giờ gặp, ông luôn giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp. Ông ở tầng lớp tri thức, là người chỉn chu trong ăn mặc, đặc biệt, có việc gì đi ra khỏi làng thì đều mặc complê, thắt cà vạt và xách cặp rất lịch sự, sống nội tâm.

Còn ở ông giáo Khang trong "Bao giờ cho đến tháng Mười" là tầng lớp tri thức làng quê nhưng lại được kể rất cụ thể. Ông giáo Khang sẵn sàng yêu, sẵn sàng bộc lộ tình cảm, muốn bù đắp cho một số phận, là cô Duyên. Số phận đã run rủi để thầy Khang là người đầu tiên biết chồng cô Duyên đã mất và Duyên không muốn người bố chồng già yếu biết tin này, sợ ông không chịu nổi, nên nhờ anh thay người chồng của cô Duyên để viết những bức thư gửi về gia đình Duyên - nơi mà ông bố chồng, cùng đứa con trai nhỏ bé ngày đêm mong ngóng. Thế rồi từ những bức thư đó, anh ta bị ngấm cảm về tình người, về sự chịu đựng đau khổ của người phụ nữ sau chiến tranh và Khang muốn bù đắp phần nào sự mất mát với cô Duyên. Vì vậy mà ở vai diễn này, tôi cần phải thể hiện nhiều hơn về nội tâm, lột tả được cảm xúc, tình cảm của ông giáo Khang".

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 5.

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười và NSND Lan Hương tặng hoa đạo diễn Đặng Nhật Minh tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng. (Ảnh: NVCC)

Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười và bí quyết tạo nên nhân vật ông giáo Khang

Sau khi bộ phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" được công chiếu đã nhận được "cơn mưa" lời khen từ giới chuyên môn, khán giả. Bộ phim giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, đặc biệt với vai diễn thầy giáo Khang, Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười còn giành giải: Nam diễn viên chính xuất sắc (Bông sen vàng) tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 7.

Nhớ lại thời kỳ làm phim đó, ông bảo: "Thời đó nghèo, thiếu thốn đủ bề, chúng tôi thường nói vui là "nghệ sĩ quốc doanh", chỉ biết ăn lương nhà nước và đi đóng phim. Nếu chưa nhận được phim thì hàng ngày phải đến hãng trao đổi nghiệp vụ, đọc tài liệu. Trước khi lên đường theo đoàn làm phim phải ra hàng gạo cắt tem gạo để nộp cho đoàn làm phim. Hành lý mang theo là chiếc ba lô. Hoàn thành xong một vai diễn chỉ được nhận tiền bồi dưỡng, nếu là vai chính thì được khoảng 15-20 đồng.

Khi quay, buổi sáng cùng nhau ra ăn ở bếp cơm tập thể, được bếp trưởng phát cho mỗi người bát bo bo với muối vừng, đạo diễn, diễn viên đều ăn như vậy.

Buổi trưa, nắng đến đỉnh đầu thì nghỉ ăn trưa, người nấu bếp cho gì ăn nấy, ví dụ như: rau luộc, đậu phụ, lạc rang. Tối về nghỉ tại nhà dân thì đàn ông ở một nhà, phụ nữ ở một nhà khác.

Nhưng chúng tôi vẫn rất vui vẻ, cười đùa với nhau. Tôi thường đùa vui, tếu táo ở bữa ăn với Lê Vân: Đáng lý ra phân cảnh này cậu phải liếc tớ, phải cho tớ thơm một cái…"

Trêu đùa với Lê Vân vậy thôi chứ cả hai chúng tôi không có cảnh nào là cảnh vồn vã, vồ vập mà toàn là cảnh diễn luôn có khoảng cách, đủ cho sự tinh tế trong quan hệ giữa các nhân vật.

Mặc dù cuộc sống vất vả, thiếu thốn trăm bề nhưng các nghệ sĩ tập luyện vẫn rất hăng say, vẫn cháy hết mình, cảm xúc vẫn thăng hoa.

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 6.

NSND Lê Vân và Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười trong phim "Bao giờ cho đến tháng Mười". (Ảnh: NVCC)

Theo NSƯT Hữu Mười, ngày đó kinh phí làm phim không nhiều, có được 1 cuộn phim nhựa là rất quý và hiếm, đèn chiếu sáng để quay cũng hiếm, vì vậy, nghệ sĩ phải tập luyện rất nhiều trước khi quay thật.

"Chúng tôi thường làm theo cách là sau khi đọc kỹ kịch bản, thuộc lời thoại, đạo diễn sẽ chỉ dẫn các đường nét và chúng tôi tự tập với nhau. Khi đã khá nhuần nhuyễn thì chúng tôi tập tiếp trước ống kính máy quay, khi nào đạo diễn thấy ưng thì sẽ bắt đầu quay. Nếu chẳng may diễn chưa tốt thì phải quay đi quay lại nhiều lần, chúng tôi sẽ bị quay phim mắng cho té tát.

Để giữ được cảm xúc "bung" đúng lúc, cả tôi và Lê Vân đều nén cảm xúc lại. Thậm chí, khi quay thật nhưng chưa đến đoạn cao trào chúng tôi vẫn giữ lại cảm xúc. Chỉ đến khi cần điểm nhấn thì chúng tôi mới "bung" hết cảm xúc, sự trăn trở, nỗi đau của nhân vật, bởi cảm xúc là thứ rất dễ bị chai lì. Nếu chỉ mới diễn tập mà đã "bung" hết cảm xúc thì đến lúc bấm máy quay thật rất dễ bị chai sạn cảm xúc.

Trong nghề diễn viên vẫn thường nói với nhau, diễn xuất hành động là quan trọng nhất, trong hành động còn có hành động cơ thể và hành động tâm lý", NSƯT Hữu Mười nói.

Không chỉ nổi tiếng và được biết đến với vai trò diễn viên, nghệ sĩ Hữu Mười còn được biết đến với vai trò đạo diễn, đặc biệt khi ông nhận lời bộ phim điện ảnh "Mùi cỏ cháy" chỉ với kinh phí vỏn vẹn 4,2 tỷ đồng.

Và khi bộ phim ra mắt vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi của giới chuyên môn về tài xoay xở của NSƯT Hữu Mười.

Nói về những cái khó cho bộ phim đề tài chiến tranh nhưng kinh phí lại quá eo hẹp như vậy, NSƯT Hữu Mười cho biết: "Sau khi nhận lời, tôi đã phải suy nghĩ, trăn trở làm phim này thế nào vừa đủ với số tiền kinh phí nhưng lại phải ra được chất chiến tranh. Cũng may tôi nhận được sự hỗ trợ của bạn bè cả bên ngoài và trong quân đội".

Nghệ sĩ Ưu tú phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" tiết lộ 5 năm khủng hoảng vì không được vào vai này- Ảnh 8.

Vì hình dáng gầy, yếu mà Nghệ sĩ Ưu tú Hữu Mười không được mời vào các vai chiến sĩ nhưng lại phù hợp với vai ông giáo Thứ và thầy giáo Khang. (Ảnh: NVCC)

Là người đam mê phim từ bé nên chất điện ảnh, khát vọng điện ảnh như chảy trong máu của NSƯT Hữu Mười. Từ năm 2003 ông tham gia giảng dạy tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Năm 2012, ông chuyển hẳn về trường, giữ cương vị Trưởng khoa Truyền hình cho đến lúc nghỉ hưu. Tuy nhiên, hiện tại nghệ sĩ Hữu Mười nhận lời tiếp tục cộng tác giảng dạy tại các khoa của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Ông bảo, nghiệp nghề giáo đã gắn vào cuộc đời ông từ trong phim ra tới ngoài đời. Ông muốn được truyền lửa nghề, truyền những kinh nghiệm đã được ông đúc kết qua những thước phim cho thế hệ trẻ.

Hiện tại, cuộc sống của NSƯT Hữu Mười là vẫn dạy đều 2 buổi/tuần, có học kỳ 3 buổi/tuần, dạy đạo diễn truyền hình và diễn xuất. Ngoài thời gian này, ông đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè. Trước câu hỏi về gia đình, NSƯT Hữu Mười nói đó là sự riêng tư nên không muốn chia sẻ.

Wednesday, September 4, 2024

Hình ảnh thời mới bước chân vào nghề của loạt BTV truyền hình nổi tiếng

Yến Thanh Thứ năm, ngày 05/09/2024 08:37 AM (GMT+7)

Nhân dịp Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 54 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên (7/9/1970 - 7/9/2024), những hình ảnh thời thanh xuân của các BTV, MC nổi tiếng đã được chia sẻ.

Bình luận 0
Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 1.

MC Lại Văn Sâm sinh ngày 10/6/1957 tại Phú Thọ, tên tuổi ông gắn liền với rất nhiều chương trình truyền hình đình đám như: "SV96", "Chiếc nón kỳ diệu", "Hãy chọn giá đúng", "Chúng tôi là chiến sĩ", "Ai là triệu phú", "Đấu trường 100", "Mặt trời bé con"... Lối dẫn dí dỏm, hài hước và thông minh của ông "ghi điểm" với nhiều thế hệ khán giả. Bên cạnh công việc dẫn chương trình, ông còn đóng góp cho ngành truyền hình Việt Nam khi từng đảm nhận vị trí Trưởng ban VTV3, để lại dấu ấn sâu đậm trong sự phát triển của kênh. (Ảnh: Fanpage VTV3)

Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 2.

Anh Tuấn sinh năm 1974 tại Hà Nội. Anh là gương mặt quen thuộc của các gameshow âm nhạc trên truyền hình như Bài hát Việt, Trò chơi âm nhạc, MTV... Bên cạnh công việc BTV, MC truyền hình, Anh Tuấn còn thử sức trong vai trò nhà sản xuất và làm đạo diễn cho những chương trình âm nhạc, liveshow quốc tế. Anh là người có công trong việc đưa nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nước ngoài về Việt Nam biểu diễn như Bi Rain, Westlife, Shayne Ward... Hiện tại, anh "cầm trịch" show "Anh trai vượt ngàn chông gai" đang phát sóng. (Ảnh: Fanpage VTV)

Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 3.

Diễm Quỳnh sinh năm 1972 và bắt đầu được công chúng biết đến khi làm BTV kiêm MC loạt chương trình nổi tiếng một thời trên VTV như: "Trò chơi âm nhạc"; "Tuổi đời mênh mông", "Quà tặng âm nhạc", "Tạp chí MTV"... Kể từ ngày 1/10/2021, cô được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) vẫn thuộc Đài Truyền hình Việt Nam. (Ảnh: Fanpage VTV)

Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 4.

BTV Trịnh Long Vũ sinh năm 1970 tại Hà Nội. Trước khi là gương mặt quen thuộc với khán giả yêu truyền hình, anh từng là ca sĩ thuộc nhóm nhạc Desire nổi tiếng Hà Nội đầu thập niên 1990 khi còn là sinh viên. Anh từng "cầm trịch" một số chương trình "hot" trên sóng VTV như: "Chiếc nón kỳ diệu", "Chào Xuân 2012", "Chào 2013" (VTV Gala New Year)... Sau một thời gian dài "ở ẩn", năm 2022, Long Vũ trở lại dẫn chương trình "Cuộc hẹn cuối tuần". (Ảnh: Fanpage VTV)

Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 5.

Nhà báo Bùi Thu Thủy là người gắn bó lâu nhất với “Ở nhà Chủ nhật”, được xem là “linh hồn” của chương trình. Sau đó, chị tiếp tục tham gia phụ trách chỉ đạo sản xuất nhiều chương trình nổi tiếng như: "Hãy chọn giá đúng", "Ô cửa bí mật", "Chiếc nón kỳ diệu", "Đường lên đỉnh Olympia", "Rung chuông vàng"... Chị từng có thời gian tạm gác lại công việc ở Đài Truyền hình Việt Nam để sang Australia học Tiến sĩ. (Ảnh: Fanpage VTV3)

Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 6.

BTV Tùng Chi là người gắn bó lâu dài nhất với chương trình "Đường lên đỉnh Olympia". Cô đã dẫn gameshow này trong suốt 4 mùa liên tiếp từ năm 2000 đến năm 2004. Vắng bóng một thời gian, Tùng Chi bất ngờ tái xuất trong vai trò dẫn đơn tại chung kết Olympia năm thứ 9. Cũng từ đó trở đi, cô lên sóng đều đặn các mùa giải thứ 10, 12, 13, 14, 15 và 16. Hiện tại, Tùng Chi giữ vai trò quản lý tại VTV3. (Ảnh: Fanpage VTV3)

Loạt BTV kì cựu của VTV khoe hình ảnh ngày mới bước chân vào nghề - Ảnh 7.

Lại Bắc Hải Đăng sinh năm 1979, là con trai nhà báo Lại Văn Sâm. Anh bắt đầu làm việc tại VTV với vai trò người dẫn chương trình "Vườn cổ tích". Sau đó, anh gây ấn tượng khi nắm vai trò đạo diễn loạt gameshow truyền hình đình đám như: "Rung chuông vàng"; "Ai là triệu phú"; Điều ước thứ 7"... Năm 2023, anh trở lại ấn tượng trong vai trò tổng đạo diễn chương trình "Có hẹn cùng thanh xuân". (Ảnh: Fanpage VTV)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem

Tin nổi bật

Daniel Craig đóng vai đồng tính đầy bi kịch trong "Queer" tại LHP Venice

Daniel Craig - nam diễn viên nổi danh với vai điệp viên 007 lịch lãm trong loạt phim James Bond đã từ bỏ hình tượng quen thuộc để đảm nhận một vai diễn mới đầy khác biệt trong bộ phim "Queer". Bộ phim là câu chuyện tình yêu đau đớn của một người đàn ông đồng tính, cô đơn và nghiện ngập, được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn William Burroughs. Bộ phim "Queer" đã tạo ra cú sốc lớn trước khi ra mắt tại Liên hoan phim Venice năm nay.

Trong phim Craig thủ vai William Lee - nhà văn lớn tuổi sống ở Mexico City vào những năm 1940. Nhân vật của Craig chìm đắm trong rượu và các mối quan hệ tình ái ngắn ngủi với nhiều người đàn ông khác nhau. Tuy nhiên, ông trở nên say mê và gắn bó với Eugene Allerton - chàng trai trẻ tuổi hơn rất nhiều do Drew Starkey thủ vai. Mối tình đơn phương đầy khổ đau này là tâm điểm của bộ phim và nó đã đem lại cho khán giả những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ.

Daniel Craig đóng vai đồng tính đầy bi kịch trong "Queer" tại LHP Venice

Daniel Craig đóng vai đồng tính đầy bi kịch trong "Queer" tại LHP Venice- Ảnh 1.

Đạo diễn Luca Guadagnino (giữa) và các diễn viên Drew Starkey cùng Daniel Craig quảng bá bộ phim “Queer”. Ảnh: Vulture.

Trước buổi công chiếu thế giới vào ngày 5/9, Daniel Craig chia sẻ tại buổi họp báo rằng, bộ phim này đã mang đến cho anh những cảm xúc sâu sắc và khác biệt. Anh nói: "Queer" không chỉ là một câu chuyện về tình yêu mà còn nói về sự mất mát, cô đơn và khao khát". Đây là vai diễn mà Craig cho rằng đã đáp ứng mọi khát khao nghệ thuật của anh. "Nếu tôi viết vai diễn cho chính mình thì tôi sẽ muốn làm những điều mà vai này mang lại", anh thổ lộ.

Một trong những thách thức lớn nhất của Craig khi đảm nhận vai William Lee chính là các cảnh tình dục táo bạo. Dù đã quen thuộc với những cảnh quay tình cảm từ thời thủ vai James Bond nhưng Craig cho biết việc, quay những cảnh này trong "Queer" đòi hỏi một sự tự nhiên và xúc động hơn nhiều. Anh và bạn diễn Drew Starkey đã dành nhiều tháng tập luyện để đảm bảo rằng, các cảnh quay diễn ra chân thực và xúc động nhất có thể. Craig nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn những cảnh đó trở nên thật tự nhiên và điều đó chỉ có thể thực hiện khi cả hai diễn viên cảm thấy thoải mái và hiểu nhau".

Bộ phim "Queer" không chỉ gây chú ý bởi sự tham gia của Daniel Craig mà còn bởi sự chỉ đạo tài tình của đạo diễn người Ý Luca Guadagnino. Guadagnino là cái tên đã quen thuộc với khán giả qua những bộ phim thành công như "Call Me By Your Name" và "Bones and All". Trong "Queer", Guadagnino đã tạo dựng hình ảnh Mexico City đầy u ám và cô đơn, gợi nhắc đến những tác phẩm hội họa của Edward Hopper. Đạo diễn cũng chia sẻ rằng, ông bị cuốn hút bởi ý tưởng tìm kiếm nhân tính trong cả những khoảnh khắc tối tăm nhất của con người. "Ngay cả những người tồi tệ nhất cũng đáng để đồng cảm", ông nói.

William Burroughs - tác giả của cuốn tiểu thuyết gốc "Queer" là một trong những nhà văn thuộc thế hệ khám phá sâu về tình dục và nghiện ngập. Dù Burroughs viết "Queer" vào những năm 1950 nhưng ông đã gác lại tác phẩm này trong nhiều năm và chỉ xuất bản vào năm 1985, sau khi được thuyết phục bởi các nhà xuất bản.

Bộ phim không chỉ đơn thuần là câu chuyện tình yêu mà còn dẫn dắt khán giả vào một hành trình đầy kỳ bí. Nhân vật William Lee và Eugene Allerton quyết định đến Nam Mỹ để tìm kiếm một loại thuốc gây ảo giác hy vọng sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về nhau. Trong chuyến phiêu lưu này, bộ phim chuyển sang một không gian mới, nơi những ám ảnh về tình yêu và sự cô đơn trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

"Queer" được đánh giá là một trong những ứng cử viên "nặng ký" cho giải Sư Tử Vàng tại Liên hoan phim Venice năm nay. Màn trình diễn của Daniel Craig đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình. IndieWire ca ngợi: "Daniel Craig đã thể hiện một nỗi đau nội tâm rõ rệt khi vào vai một người đàn ông cô đơn sâu sắc, bị định mệnh đẩy vào một tình yêu vô vọng".

Với một câu chuyện sâu sắc về tình yêu, mất mát và sự cô đơn, "Queer" hứa hẹn sẽ là một tác phẩm đáng xem trong mùa giải năm nay, đồng thời mở ra một trang mới trong sự nghiệp diễn xuất đa dạng của Daniel Craig.

Tuesday, September 3, 2024

Chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 diễn ra tại Hải Phòng - Ảnh 1.

Các thí sinh lọt vào top 45 cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 - Ảnh: C.TUỆ

Tại buổi họp báo toàn quốc Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 (Miss Tourism Vietnam Global) - công bố top 45 và vương miện cuộc thi diễn ra chiều 3-9, ông Phạm Duy Khánh - trưởng ban tổ chức cuộc thi - cho biết đêm bán kết dự kiến diễn ra vào ngày 14-9 và chung kết vào ngày 21-9 tại thành phố Hải Phòng.

Theo ông Khánh, năm nay tân hoa hậu và á hậu Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu không chỉ được đảm nhận những vai trò quảng bá văn hóa du lịch xã hội trong nước, mà còn có thể đại diện Việt Nam bước ra đấu trường thế giới.

Á hậu 1 sẽ đại diện Việt Nam tham gia The Miss Globe (Hoa hậu Hoàn cầu) 2024, cuộc thi dự kiến bắt đầu từ ngày 25-9 tại Albania. Á hậu 2 sẽ đến Miss Tourism World (Hoa hậu Du lịch Quốc tế).

Người đẹp đoạt vương miện hoa Hậu sẽ đại diện Việt Nam tham dự một cuộc thi nằm trong top 6 cuộc thi lớn nhất hành tinh là Miss Supranational (Hoa hậu Siêu quốc gia) 2024.

Ngoài ra, á hậu 1 nhận giải thưởng tổng giá trị 300 triệu đồng, á hậu 2 nhận giải thưởng trị giá 200 triệu đồng.

Riêng người đẹp đoạt vương miện sẽ không nhận giải thưởng tiền mặt mà nhận hiện vật là ô tô trị giá khoảng 3,5 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, ban tổ chức còn trao các giải thưởng phụ như: Người đẹp áo dài, Người đẹp áo dạ hội, Người đẹp trang phục bản sắc Việt, Người đẹp cộng đồng, Người đẹp biển, Người đẹp thời trang, Người đẹp tài năng, Người đẹp thể thao, Người đẹp được yêu thích nhất, Người đẹp cộng đồng…

"Dự án người đẹp cộng đồng rất nhân văn, các thí sinh sẽ phải đưa ra một dự án về du lịch, ẩm thực, âm nhạc... phải thể hiện được tầm quan trọng, giá trị của dự án này đến với đất nước Việt Nam, thế giới. Thí sinh nào chiến thắng ở giải này sẽ được một tấm vé đặc cách vào top 5" - ông Khánh chia sẻ.

Đối với giải thưởng người đẹp trang phục bản sắc Việt, ông Khánh cho biết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu khác với các cuộc thi khác là không thi phần thi áo dài mà thay vào đó là trang phục bản sắc của tỉnh, thành phố của các thí sinh. Đây là cách để các thí sinh quảng bá nét đẹp quê hương đến với khán giả.

Trả lời về việc cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 có điểm gì khác biệt để định vị giữa hàng loạt cuộc thi hoa hậu, hoa khôi khác, ông Khánh cho hay Hoa hậu Du lịch chính là điều mà cuộc thi đã định vị và không động chạm tới các cuộc thi khác.

"Mục đích của cuộc thi chính là quảng bá du lịch và chúng tôi quảng bá, thúc đẩy du lịch qua hình thức sắc đẹp và con người. Du lịch là tiêu chí hàng đầu để tìm ra người giành vương miện của cuộc thi năm nay" - ông Khánh nói.

Về những kỳ vọng thông qua cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu năm nay, NSND Lê Khanh (trưởng ban giám khảo cuộc thi) đặt niềm tin rằng các hoa hậu sẽ đồng hành - ngoài việc lan tỏa hình ảnh du lịch quê hương của các bạn thì mong các bạn lan tỏa cả những vùng, địa danh mà các bạn đặt chân tới.

"Có những mảnh đất đẹp, vừa có văn hóa, bản sắc, con người, ẩm thực... nhưng không có nơi nào là hoàn hảo cả, chúng ta có thể đáng tiếc một điều gì đó, chẳng hạn như môi trường thì các bạn sẽ chia sẻ, góp ý với chính quyền địa phương để làm cho nơi đó hoàn hảo hơn, đây chính là điều mà chúng tôi kỳ vọng ở cuộc thi này" - NSND Lê Khanh chia sẻ.

Monday, September 2, 2024

Nghệ sĩ Ưu tú từng đóng Đại tướng Lê Trọng Tấn, con trai chuyên trị vai tội phạm

Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Tháp tên đầy đủ là Hồ Ngọc Tháp, sinh năm 1941 tại Bắc Ninh. Ông học Trường Trung cấp Sân khấu - Điện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) chuyên ngành xiếc, sau chuyển sang học kịch. Năm 1962, chàng thanh niên Hồ Tháp tạm biệt quê hương Bắc Ninh ra Vùng mỏ đầu quân cho Đoàn kịch Quảng Ninh. Từ đó, nghệ sĩ Hồ Tháp công tác ở Đoàn Kịch 41 năm 7 tháng cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2003.

Nghệ sĩ Ưu tú chuyên vào vai thủ lĩnh có con trai toàn đóng tội - Ảnh 1.

NSƯT Hồ Tháp (thứ 5 từ phải sang) vào vai Đại tá Thành trong vở kịch "Người không thể chết". Ảnh: Báo Quảng Ninh

Năm 1968, ông cùng 15 nghệ sĩ khác của Quảng Ninh tham gia Đội văn công xung kích đi biểu diễn tại chiến trường miền Nam. Không chỉ biểu diễn, ông và các nghệ sĩ vừa đi vừa tranh thủ sáng tác, biên tập chương trình để diễn mọi lúc, mọi nơi có thể: Trên điểm cao, dưới hầm sâu.

Năm 1969, nghệ sĩ Hồ Tháp trở về Đoàn Kịch Quảng Ninh, làm Trưởng đoàn từ năm 1977 đến năm 2003.

Những vai diễn của ông ngày càng có chất lượng chuyên môn cao. Đến nay, ông đã tham gia khoảng 200 vở kịch các loại. Một số vai diễn đáng nhớ của nghệ sĩ Hồ Tháp là đại tá tình báo Thành trong Người không thể chết, vai Hải trong Đôi mắt, vai Chiến trong Khi tình yêu lên tiếng

Ông đã được trao 2 huy chương vàng với các vai diễn trong các vở diễn Vàng Khi tình yêu lên tiếng. Với thành tích này, năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. 

Nghệ sĩ Ưu tú chuyên vào vai thủ lĩnh có con trai toàn đóng tội - Ảnh 2.

NSƯT Hồ Tháp trong phim "Giải phóng Sài Gòn". Ảnh: Báo Quảng Ninh

Nghệ sĩ Ưu tú chuyên vai lãnh đạo, giám đốc, Đại tướng, chủ tịch

Không dừng lại ở lĩnh vực sân khấu, NSƯT Hồ Tháp còn lấn sân sang điện ảnh và đóng rất nhiều phim điện ảnh, phim truyền hình, như: Bí mật cuộc đời, Sài Gòn giải phóng, Lễ mừng thọ, Trên miền yên tĩnh, Chuyện tình đảo cát, Cơn lốc biển... Đến nay, ông đã đóng hơn 50 bộ phim các loại cả phim truyện lẫn phim truyền hình. Một số vai diễn của ông là vai Đại tướng Lê Trọng Tấn trong phim Giải phóng Sài Gòn, vai Chủ tịch Hiếu trong phim Bí mật những cuộc đời, vai Thiếu tá Thắng trong phim Cuộc đời tôi, vai bí thư Tuệ trong Cơn lốc biển, vai giám đốc Mạnh trong phim Ngày mưa cuối năm...

Nghệ sĩ Ưu tú chuyên vào vai thủ lĩnh có con trai toàn đóng tội - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Hồ Tháp và vợ ôn lại những kỷ niệm trên sân khấu kịch. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Đến nay, dù nghỉ hưu từ lâu nhưng NSƯT Hồ Tháp vẫn thường xuyên được các nghệ sĩ, diễn viên trẻ tìm đến học hỏi kinh nghiệm diễn xuất lẫn kinh nghiệm sống.

Để chồng yên tâm công tác, vợ ông vốn cùng là diễn viên trong đoàn, người cùng đi Nam với ông đã xin nghỉ sớm để làm kinh doanh.

Nghệ sĩ Ưu tú chuyên vào vai thủ lĩnh có con trai toàn đóng tội - Ảnh 4.

NSƯT Hồ Phong vai Dương "cơ bắp" trong phim Độc đạo đang chiếu trên VTV. Ảnh: FBNV

Ông có 3 người con thì 2 người cùng nối nghiệp nghệ thuật và cả 2 người con là nghệ sĩ Hồ Phong và Hồ Phi Điệp đã được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Trong đó, NSƯT Hồ Phong chuyên trị các vai phản diện, ông trùm, tội phạm qua hàng loạt dự án phim truyền hình VTV như: Bí mật tam giác vàng; Hương vị tình thân; Đấu trí; Độc đạo...

LHP Venice lần thứ 81 bị chê vì lý do khó ngờ

Mặc dù quy tụ nhiều tên tuổi lớn của làng điện ảnh như: George Clooney, Brad Pitt, Nicole Kidman, Daniel Craig và Jude Law nhưng Liên hoan phim Venice năm nay không tránh khỏi những lời chê bai từ công chúng và giới chuyên môn.

Liên hoan phim Venice năm nay chứng kiến những nỗ lực thay đổi đáng kể từ ban tổ chức nhằm tránh tình trạng khách mời tạo chiêu trò khoe thân, làm lố trên thảm đỏ. Trong những mùa giải trước, sự kiện này thường xuyên bị chỉ trích vì để các nhân vật vô danh hoặc ít tên tuổi xuất hiện trong trang phục phản cảm, gây phản ứng tiêu cực từ công chúng. Để giải quyết vấn đề này, ban tổ chức đã tăng cường kiểm soát, hạn chế những chiêu trò ăn mặc lố bịch, từ đó hướng đến một hình ảnh trang nhã và chuyên nghiệp hơn cho sự kiện.

Tuy nhiên, những thay đổi này đã dẫn đến một hệ quả không mong muốn. Thảm đỏ của Liên hoan phim Venice năm nay trở nên yên ắng hơn, thiếu đi sự náo nhiệt và sôi động vốn là "đặc sản" của sự kiện. Các ngôi sao lớn như George Clooney hay Brad Pitt dù xuất hiện nhưng không tạo được dấu ấn đặc biệt về thời trang. Các tạp chí thời trang như Harper's Bazaar và Glamour cũng nhận định rằng phong cách ăn mặc của các sao năm nay có phần an toàn, thiên về sự thanh lịch và cổ điển, nhưng thiếu đi sự đột phá và ấn tượng.

Kiểm soát thái quá gây tác động tiêu cực tại LHP Venice

LHP Venice lần thứ 81 bị chê vì lý do khó ngờ- Ảnh 1.

Angelina Jolie kín đáo, thanh lịch tại LHP Venice. Ảnh: People.

Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát trang phục, ban tổ chức Liên hoan phim Venice năm nay còn áp dụng những quy định nghiêm ngặt đối với báo chí và truyền thông. Theo Euro News, phóng viên và nhà báo không được tiếp xúc quá nhiều với các ngôi sao, dẫn đến việc số lượng ảnh chụp và các buổi phỏng vấn độc quyền ít hơn so với mọi năm. Điều này đã làm giảm hiệu ứng truyền thông của sự kiện, gây bức xúc trong giới báo chí quốc tế.

Hơn 50 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã ký vào thông điệp chỉ trích việc hạn chế tiếp cận này, cho rằng nó đe dọa đến sự phát triển của báo chí điện ảnh. Một nhà báo người Đức bày tỏ sự bức xúc khi không thể thực hiện các buổi phỏng vấn hoặc ghi lại hình ảnh của các ngôi sao lớn như Angelina Jolie hay George Clooney, những nhân vật đáng lẽ ra phải là tâm điểm của sự kiện.

LHP Venice lần thứ 81 bị chê vì lý do khó ngờ- Ảnh 2.

Gaia Nicolini đã bị nêu danh trong danh sách thảm họa thời trang vì diện những bộ đồ mỏng tang, thiếu vải. Ảnh: Vulture.

Trong quá khứ, thảm đỏ của Liên hoan phim Venice từng là nơi phô diễn những chiêu trò ăn mặc táo bạo của các khách mời, đặc biệt là những nhân vật không có tên tuổi trong làng nghệ thuật. Họ thường lợi dụng sự kiện này để gây chú ý bằng cách diện những trang phục mỏng manh, cắt xẻ táo bạo, thậm chí là lộ liễu. Những khoảnh khắc gây sốc này đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên truyền thông và mạng xã hội, nhưng đồng thời cũng kéo theo không ít chỉ trích từ công chúng.

Điển hình là tại mùa giải năm 2022, những cái tên như Mariacarla Boscono hay Gaia Nicolini đã bị nêu danh trong danh sách thảm họa thời trang vì diện những bộ đồ mỏng tang, thiếu vải. Trước đó, sự kiện thậm chí đã bị lu mờ bởi những chiêu trò lố bịch từ sao truyền hình thực tế Farrah Abraham và các người mẫu Giulia Salemi và Dayane Mello.

Tuy nhiên, dù thảm đỏ Venice từng là nơi diễn ra những màn khoe thân lố lăng nhưng việc loại bỏ những yếu tố này không hoàn toàn mang lại kết quả tích cực như mong đợi. Thay vì trở nên chuyên nghiệp hơn, thảm đỏ Venice năm nay lại bị đánh giá là thiếu sinh động và kém hấp dẫn.

Không bắn pháo hoa, Đà Lạt vẫn kín người đến với Lễ hội âm nhạc

Không bắn pháo hoa, Đà Lạt vẫn kín người đến với Lễ hội âm nhạc - Ảnh 1.

Du khách, người dân tập trung về trung tâm Đà Lạt - Ảnh: M.V

Tối 2-9, tại Quảng trường Lâm Viên kế bên hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) diễn ra Lễ hội âm nhạc Đà Lạt - "Dalat Color fun festival 2024" với chủ đề "Bừng sắc muôn hoa", thu hút hơn 10.000 người tham dự.

Lễ hội âm nhạc khiến khu vực hồ Xuân Hương và trung tâm Đà Lạt náo nhiệt. Không khí này thường chỉ gặp ở các chương trình có bắn pháo hoa.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt này nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP Đà Lạt nhằm phục vụ miễn phí du khách và người dân trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9. 

Đây cũng là chương trình chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 diễn ra vào cuối năm 2024.

Không bắn pháo hoa, trung tâm Đà Lạt vẫn đồng kìn kịt người chơi với nhạc - Ảnh 2.

Tùng Dương là ca sĩ đầu tiên xuất hiện khuấy động Dalat Color fun festival 2024 - Ảnh: M.V

Lễ hội âm nhạc Đà Lạt "Dalat Color fun festival 2024" do UBND thành phố Đà Lạt chủ trì và được sự tài trợ thực hiện của Công ty TNHH TZ Việt Phát. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động UBND TP Đà Lạt cam kết thực hiện khi tham dự Mạng lưới thành phố sáng tạo lĩnh vực âm nhạc của UNESCO.

Không bắn pháo hoa, trung tâm Đà Lạt vẫn đồng kìn kịt người chơi với nhạc - Ảnh 3.

Trời lạnh, sương mù không ngăn cản dòng người tập trung ở Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt - Ảnh: M.V

Với chủ đề về sự tươi mới, chương trình có 38 tiết mục biểu diễn ca nhạc có sự phá cách nhằm đem lại cho công chúng những trải nghiệm âm nhạc đầy mới mẻ và khác biệt. 

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng và một số gương mặt mới trong làng giải trí như: Tùng Dương, Quang Hùng Master D, Masew, Vicky Nhung, Captain Boy, Neko Lê, Bảo Yến Rosie, Mr. B, Doãn Hiếu, Phạm Việt Thắng, Nguyên Jenda, DJ Local Forte & MC Asset…

Không bắn pháo hoa, Đà Lạt vẫn kín người chơi với nhạc - Ảnh 5.

Công ty TNHH TZ Việt Phát đã mời nhiều nghệ sĩ đúng "trend" của giới trẻ nên chương trình luôn hừng hực - Ảnh: M.V

Trước đó, tối 1-9, chương trình biểu diễn nghệ thuật với 26 tiết mục cũng được tổ chức tại Quảng trường Lâm Viên để phục vụ người dân và du khách. Ban ngày, du khách có thể tham gia các hoạt động trượt ván nghệ thuật, mini game giao lưu, chụp ảnh, trải nghiệm không gian ảo, thả diều siêu to…

Không bắn pháo hoa, trung tâm Đà Lạt vẫn đồng kìn kịt người chơi với nhạc - Ảnh 7.

Trời mưa khi Dalat Color fun festival 2024 bắt đầu, và du khách đội mưa tham gia lễ hội - Ảnh: M.V

Không bắn pháo hoa, Đà Lạt vẫn kín người đến với Lễ hội âm nhạc - Ảnh 6.

Ngoài chương trình âm nhạc ban đêm, Dalat Color fun festival 2024 có nhiều hoạt động vui chơi phục vụ du khách đến Đà Lạt dịp lễ Quốc khánh - Ảnh: M.V

Khách đến Đà Lạt tăng 11% so với lễ Quốc khánh năm ngoái

Trong 3 ngày nghỉ lễ Quốc khánh (từ ngày 31-8 đến hết ngày 2-9), khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt khoảng 100.000 lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, khách quốc tế ước đạt 7.200 lượt (lưu trú đạt 6.800 lượt khách), tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.

Hàng ngàn người dự đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 1.

NSND Tạ Minh Tâm hát ca khúc Ngôi sao niềm tin - Ngôi sao Hồ Chí Minh - Ảnh: HỒ LAM

Tối 2-9, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề Thiêng liêng Tổ quốc, kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2024) diễn ra tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

Đêm nhạc do Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM thực hiện.

Hàng ngàn người đến tham dự đêm nhạc đặc biệt này để mừng ngày Quốc khánh 2-9. 

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 2.

Nhiều người dân TP.HCM đến xem đêm nhạc - Ảnh: HỒ LAM

Lời Bác vang vọng bốn phương trời

Chương trình nghệ thuật Thiêng liêng Tổ quốc có các tiết mục xây dựng hoạt cảnh tái hiện một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc.

Liên khúc 19 tháng 8, Lá cờ tháng 8, Tuyên ngôn độc lập do các nhóm múa Mặt trời và Ánh sáng; Mai trắng và Sen trắng, ABC và Alpha múa minh họa gợi lại tinh thần của bản Tuyên ngôn độc lập. 

Bản Tuyên ngôn độc lập vẫn luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lý mà còn bởi giá trị nhân văn cao cả về quyền con người, quyền dân tộc...

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 3.

Nhóm múa Mặt trời và Ánh sáng; Mai trắng và Sen trắng, ABC và Alpha múa minh họa bài Nhạc hội non sông - Ảnh: HỒ LAM

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 4.

Chương trình có hoạt cảnh tái hiện hành trình "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của cha ông ta - Ảnh: HỒ LAM

Hành trình "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của cha ông ta được tái hiện qua các ca khúc Bước chân lên dãy Trường Sơn, Tiến lên chiến sĩ đồng bào trong không khí tự hào, xúc động của người dân TP.HCM.

Lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng bốn phương trời. 

Trong Di chúc, Người viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". 

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 5.

Xen kẽ giữa các ca khúc, tiết mục vang lên các câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: HỒ LAM

Các ca khúc Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Lá đỏ, Tiến về Sài Gòn, Bài ca thống nhất, Ngôi sao niềm tin - Ngôi sao Hồ Chí Minh thể hiện được quyết tâm và hy vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn nhân dân Việt Nam luôn thực hiện theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Rạng rỡ thành phố mang tên Người

Trải qua trăm năm thăng trầm lịch sử, TP.HCM là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, tài năng, nhiệt huyết của những con người sẵn sàng cống hiến, chung tay cùng xây dựng Thành phố. 

Sự đa dạng bản sắc của một vùng đất năng động, sáng tạo, nghĩa tình giúp TP.HCM ngày càng ổn định, phát triển tiến đến hội nhập sâu, rộng trong khu vực và vươn ra thế giới.

Ca sĩ Thanh Ngọc khiến bầu không khí trở nên sôi động với ca khúc Tôi yêu thành phố này. Ca sĩ Trung Quang da diết với ca khúc Một đời người một rừng cây. 

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 6.

NSND Quế Trân, NSND Tấn Giao trình diễn ca cổ Sức sống những dòng sông - Ảnh: HỒ LAM

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tuổi trẻ là tuổi của tương lai". 

Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, do đó, cần ra sức rèn đức luyện tài, cố gắng phấn đấu và học tập, tu dưỡng đạo đức, tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. 

Bối cảnh sân khấu trở nên vui tươi, náo nhiệt khi có sự xuất hiện của vũ đoàn thiếu nhi ABC KIDS và ca sĩ Hiền Thục với liên khúc Khăn quàng thắp sáng bình minh, Ơi cuộc sống mến thương

Ca sĩ Phương Thanh thể hiện ca khúc Quê hương tình yêu và tuổi trẻ với tinh thần sôi động. Ca Quang Linh thì khiến khán giả lắng lòng lại để nhớ về nguồn cội của mình qua bài hát Về lại nguồn cội

Bên cạnh chương trình chính, Phương Thanh còn gửi tặng khán giả nhiều ca khúc làm nên tên tuổi của mình như: Tình cờ, Giã từ dĩ vãng, Đêm lao xao, Trống vắng, Một thời đã xa...

Thanh Ngọc cũng trình diễn một số ca khúc hit của mình như: Vào đời, Chờ một tiếng yêu...

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 8.

Ca sĩ Hiền Thục thể hiện liên khúc Khăn quàng thắp sáng bình minh, Ơi cuộc sống mến thương - Ảnh: HỒ LAM

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 9.

Phương Thanh khiến sân khấu nóng rực khi hát hàng loạt ca khúc hit - Ảnh: HỒ LAM

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 10.

Ca sĩ Thanh Ngọc khiến bầu không khí trở nên sôi động với ca khúc Tôi yêu thành phố này - Ảnh: HỒ LAM

Hàng ngàn người xem đêm nhạc mừng Quốc khánh 2-9 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh 11.

Hoạt cảnh Trên bến, dưới thuyền được tái hiện - Ảnh: HỒ LAM

Sunday, September 1, 2024

Đây là cách người Hà Nhì ở Lai Châu lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Clip: Người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, Lai Châu lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Hà Nhì vùng biên giới Lai Châu

Người Hà Nhì hoa ở Lai Châu có nền văn hoá truyền thống lâu đời với những lời ca, điệu múa mang tính tập thể như: Trường ca xa nhà ca, múa lên nương, múa dệt vải, múa nón, múa xòe… Những làn điệu này phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú của đồng bào.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những dòng nhạc hiện đại, nhưng người Hà Nhì hoa ở huyện Mường Tè, Lai Châu vẫn có những cách riêng để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thông qua các câu lạc bộ dân ca dân vũ cộng đồng ở các bản làng của người Hà Nhì.

Đây là cách người Hà Nhì ở Lai Châu lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc- Ảnh 1.

Những lời ca, điệu múa mang tính tập thể như: trường ca xa nhà ca, múa lên nương, múa dệt vải, múa nón, múa xòe vẫn được người Hà Nhì ở huyện Mường Tè lưu giữ và phát huy. Ảnh: Tuấn Hùng

Nhiều du khách khi đến với những bản người Hà Nhì ở Mường Tè đều có chung nhận xét: Tiếng hát của người Hà Nhì nơi thượng nguồn con Sông Đà trong trẻo như âm vang của núi rừng, vừa chan chứa một năng lượng sống mãnh liệt như con sông Đà không bao giờ hết nước.

Không ai biết những lời ca đó có từ bao giờ. Những người già cũng không biết những giai điệu đó do ai sáng tác. Những tiếng hát đó vẫn cất lên dù ở trên nương hay trong dịp lễ hội từ nhiều đời nay. Đến nay, trong những câu lạc bộ dân ca dân vũ  hay trong cộng đồng người Hà Nhì, đồng bào luôn cao ý thức gìn giữ những nét văn hoá của dân tộc mình.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Chu Nhù Pư, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho hay: "Tự hào một người Hà Nhì, tôi luôn truyền đạt cho người Hà Nhì giữ gìn bản sắc của dân tộc mình, giữ những làn điệu truyền thống và điệu múa, điệu xòe của người Hà Nhì.

Đây là cách người Hà Nhì ở Lai Châu lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc- Ảnh 2.

Người Hà Nhì hát, múa cả khi đi nương, làm rẫy. Ảnh: Tuấn Hùng

Dân ca của người Hà Nhì thường gắn liền với những điệu múa truyền thống, múa lên nương, múa nón, múa xoè. Dù cuộc sống vất vả với nương đồi, nhưng đời sống tinh thần của người Hà Nhì rất phong phú. Những câu lạc bộ dân ca dân vũ của người Hà Nhì hoạt động luôn lấy bảo tồn văn hoá gắn với phát triển làm mục tiêu, lấy cộng đồng là chủ thể. Đây cũng là nơi để đồng bào cùng nhau ôn lại, sưu tầm và gìn giữ, góp phần nâng cao đời sống văn hoá bản địa và có tính kế thừa đối với thế hệ trẻ".

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của người Hà Nhì nơi biên giới

Anh Mạ Lý Phạ, cán bộ văn hoá, Chủ nhiệm câu lạc bộ dân ca dân vũ xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, Lai Châu chia sẻ: "Chúng tôi tuyên truyền đến các bản, các đội văn nghệ thường xuyên duy trì, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc nói chung, trong đó có dân ca dân vũ của dân tộc Hà Nhì. Những điệu xòe, điệu múa rất quan trọng, phản ánh đời sống sinh hoạt của bà con người Hà Nhì. Đến nay, trên địa bàn xã có 8/8 bản có đội văn nghệ duy trì thường xuyên hoạt động văn nghệ trong những dịp lễ, tết; bà con nhân dân cũng rất đồng tình ủng hộ để duy trì và bảo tồn bản sắc dân tộc trên địa bàn xã Ka Lăng".

Đây là cách người Hà Nhì ở Lai Châu lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc- Ảnh 3.

Đời sống văn hóa của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, Lai Châu rất phong phú, họ hát và dạy nhau cách lưu giữ bản sắc của dân tộc. Ảnh: Tuấn Hùng

Thực tế, hiện nay các bản ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, Lai Châu đều có từ 1 đến 2 đội văn nghệ, theo độ tuổi nên việc khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Hà Nhì đang được duy trì tốt. Cứ mỗi dịp lễ, tết người Hà Nhì nơi đây lại luyện tập, múa hát vang vọng khắp núi rừng.

Đây là cách người Hà Nhì ở Lai Châu lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc- Ảnh 4.

Người Hà Nhì ở huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) hát cả khi thêu thùa, may vá. Ảnh: Tuấn Hùng

Việc bảo tồn dân ca dân vũ ở Mường Tè góp phần tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc, đặc biệt là thanh niên, lớp trẻ. Các hoạt động văn hoá văn nghệ đa dạng tạo điều kiện cho cộng đồng được trực tiếp vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình; nâng cao chất lượng văn hoá văn nghệ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà.

Xem cách Thái Lan hút các nhà làm phim quốc tế: 6 tháng đã có 238 phim đến quay

Xem cách Thái Lan hút các nhà làm phim quốc tế: 6 tháng đã có 238 phim đến quay - Ảnh 1.

Một băng rôn quảng bá Pattaya như một thành phố điện ảnh tại Liên hoan phim Pattaya lần thứ hai - Ảnh: TTXVN

Theo số liệu từ Văn phòng Điện ảnh Thái Lan thuộc Cục Du lịch, Bộ Du lịch và Thể thao, thu nhập của Thái Lan nhờ các nhà làm phim nước ngoài đạt hơn 6,6 tỉ baht (gần 194 triệu USD) vào năm 2023, tăng gần 2 tỉ baht so với năm 2022, đồng thời đánh dấu mức cao kỷ lục mới.

Cũng trong năm 2023, các nhà làm phim từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã quay tổng cộng 466 bộ phim tại Thái Lan, dẫn đầu là Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc.

10 địa phương được các nhà làm phim quốc tế ưa thích nhất gồm có Bangkok, Chon Buri, Samut Prakan, Pathum Thani, Phuket, Nonthaburi, Chiang Mai, Nakhon Pathom, Krabi và Ratchaburi.

Xem cách Thái Lan hút các nhà làm phim quốc tế: 6 tháng đã có 238 phim đến quay - Ảnh 2.

Bà Chalida Uabumrungjit, Giám đốc Viện lưu trữ phim Thái Lan - Ảnh: TTXVN

6 tháng có gần 5.000 người đến làm phim ở Thái Lan

Trong nửa đầu năm 2024, các nhà làm phim từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã quay tổng cộng 238 bộ phim tại Thái Lan.

Mặc dù giảm 6 phim so với cùng kỳ năm 2023, nhưng thu nhập của Thái Lan đến từ các nhà làm phim nước ngoài đã tăng 59,33% từ 1,332 tỉ baht lên hơn 3,588 tỉ baht.

Nhóm nhà làm phim nước ngoài chi nhiều tiền nhất cho sản xuất phim ở Thái Lan là Hong Kong (Trung Quốc), Anh, Mỹ, Pháp và Đức.

Các dự án phim nộp số lượng đơn đăng ký cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay bao gồm 98 phim quảng cáo, 39 phim tài liệu, 33 chương trình du lịch và 23 phim dài tập.

Tổng cộng có 4.591 thành viên đoàn làm phim đến từ nước ngoài và các dự án phim quốc tế trong giai đoạn này đã tạo việc làm cho 14.331 người tại Thái Lan.

Ưu đãi hấp dẫn cho nhà làm phim quốc tế

Có được thành quả này, ngoài các điều kiện thiên nhiên sẵn có, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Đơn cử như ngày 21-6-2022, Nội các đã phê duyệt biện pháp miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 4-8-2023 đối với các diễn viên nước ngoài tham gia các bộ phim được quay tại Thái Lan.

Xem cách Thái Lan hút các nhà làm phim quốc tế: 6 tháng đã có 238 phim đến quay - Ảnh 4.

Diễn giả Apinat Siricharoenjit, một đối tác quản lý, nhà sản xuất của hãng phim quốc tế Living Films có trụ sở tại Thái Lan, nhận định hành trình trở thành kinh đô điện ảnh khu vực của Thái Lan không thể thiếu công tác phát triển đội ngũ con người làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh - Ảnh: TTXVN

Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương trình hoàn tiền mặt lần đầu tiên vào năm 2017.

Đến ngày 7-2-2023, Nội các đã phê duyệt việc sửa đổi chương trình bằng cách tăng mức hoàn tiền mặt lên 20-30% từ mức ban đầu là 15-20% trong thời hạn 2 năm. Chương trình ưu đãi hoàn tiền mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2024 trở đi.

Ngoài ra, các bộ phim nước ngoài sẽ được ưu đãi thêm nếu quảng bá du lịch và hình ảnh tích cực về đất nước Thái Lan, thuê nhân sự chủ chốt là người Thái, quay phim tại các thành phố thứ cấp hoặc chi tiêu cho các dịch vụ hậu kỳ tại Thái Lan.

Theo bà Panidapa Suankaew, phụ trách bộ phận xúc tiến thương mại điện ảnh thuộc Văn phòng Điện ảnh Thái Lan, việc chính phủ đưa ra những ưu đãi như kể trên là hết sức cần thiết.

Bởi điều này để giúp Thái Lan có thể bứt phá trong hành trình trở thành trung tâm điện ảnh khu vực, trong bối cảnh những nước láng giềng cũng sở hữu phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng nền văn hóa đa dạng và có sức hấp dẫn không kém đối với các nhà làm phim quốc tế.

Để hưởng ứng chính sách của chính phủ ưu tiên thúc đẩy "quyền lực mềm" nhằm gia tăng giá trị cho du lịch và kinh tế địa phương thông qua văn hóa, thành phố Pattaya - khu nghỉ dưỡng biển tiêu biểu của "xứ sở Chùa Vàng" - đặt mục tiêu trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực phim ảnh.

Hướng tới mục tiêu này, Pattaya đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với 12 tổ chức để thúc đẩy Pattaya trở thành một "Thành phố điện ảnh" của UCCN, đồng thời quảng bá thành phố như một trung tâm của ngành công nghiệp phim, phù hợp với Kế hoạch Phát triển Thành phố Pattaya giai đoạn 2022-2027.

Giám đốc Viện lưu trữ phim Thái Lan Chalida Uabumrungjit cho biết việc tổ chức Liên hoan phim Pattaya tại thành phố biển xinh đẹp này nằm trong nỗ lực của chính quyền nhằm thúc đẩy Pattaya được công nhận là "Thành phố điện ảnh UNESCO".

Qua năm thứ hai tổ chức, Liên hoan phim Pattaya đang góp phần không chỉ nâng cao nhận thức của người dân địa phương mà còn khuyến khích sự tham gia của họ cũng như của những người làm việc trong ngành điện ảnh vào nỗ lực này.

Saturday, August 31, 2024

Khán giả Anh trai vượt ngàn chông gai 'tức lồng ngực' vì Tiến Luật hát yếu mà điểm cao hơn Tuấn Hưng

Người xem Anh trai vượt ngàn chông gai bất bình vì Tiến Luật hát dở lại được điểm cao hơn Tuấn Hưng - Ảnh 1.

Với Sao cũng được, Tiến Luật chỉ dừng ở dễ thương, không xuất sắc nhưng lại về nhất với 1.700 điểm hỏa lực - Ảnh: BTC

Tập 9 Công diễn 4 Anh trai vượt ngàn chông gai phát sóng lúc 20h trên kênh VTV3 tối 1-9, mở màn với bốn tiết mục solo. Theo quy định, mỗi Nhà sẽ cử một anh tài trình diễn và được tự do lựa chọn ca khúc.

"Nhà Trẻ chơi chiêu thôi rồi"

Trong phần thi này, Nhà Mứt Gừng chọn anh trai Phan Đình Tùng, Nhà Chín Muồi chọn S.T Sơn Thạch ra sân.

Trong khi đó, Tuấn Hưng xung phong đại diện Nhà Cá Lớn, còn Nhà Trẻ lại chọn anh tài Tiến Luật ra solo.

Dễ nhận thấy, so với ba Nhà còn lại, Nhà Trẻ đã có một bước đi mạo hiểm và đánh cược "tất tay" vào Tiến Luật.

Tiến Luật là một người hài hước, duyên dáng nhưng xét về giọng hát lẫn trình diễn, "tài" không bằng các anh trai còn lại.

Tuy nhiên, Tiến Luật lại là anh trai "đáng gờm" khi sở hữu lượng fan đông đảo. Có lẽ Nhà Trẻ cũng nâng lên đặt xuống nát óc khi đưa Tiến Luật ra sân để "tỉ thí" với ba Nhà Mứt Gừng, Cá Lớn và Chín Muồi.

 Anh trai vượt ngàn chông gai kiếm khán giả biết nghe hơn được không? Tức cái lồng ngực - Ảnh 2.

Tiết mục Vượt lên mọi thử thách của Tuấn Hưng được khen "đỉnh điên" - Ảnh: BTC

Nói một cách sòng phẳng, nếu so với tiết mục Vượt lên mọi thử thách đã phần nghe của Tuấn Hưng và Thuận nước đẩy thuyền đã phần nhìn của S.T Sơn Thạch, tiết mục Sao cũng được của Tiến Luật kém hơn hẳn.

Tuy nhiên khi kết quả xướng tên, nhiều khán giả xem chương trình phải "bổ ngửa" vì bất ngờ. Phần thi của Tiến Luật về nhất với 1.700 điểm hỏa lực. Từ phản ứng của một số thành viên Nhà Trẻ khi nghe kết quả có thể thấy chính họ cũng không ngờ.

Dưới bài đăng trên fanpage Anh trai vượt ngàn chông gai, khán giả nói "Nhà Trẻ chơi chiêu thôi rồi", "tầm quan trọng của chiến thuật", "nước đi không ngờ tới của Nhà Trẻ, mà lần này tính đúng quá"…

 Anh trai vượt ngàn chông gai kiếm khán giả biết nghe hơn được không? Tức cái lồng ngực - Ảnh 3.

Phan Đình Tùng trình bày tiết mục Một vòng Việt Nam - Ảnh: BTC

"350 khán giả có biết nghe không vậy?", "tức cái lồng ngực"

Ngay sau khi kết quả được công bố, trên các diễn đàn và trên chính fanpage của chương trình, khán giả nổ ra những tranh cãi dữ dội.

Bạn Nguyen Linh Chi nói: "Nhìn kết quả không phục nổi 350 bạn ơi". Còn bạn Nguyễn Thùy Chi thì nói thẳng: "Xem bực ngang. Khán giả tại trường quay bị chửi không oan, không bênh được".

Trong khi đó, khán giả Nguyễn Đình Tuấn thắc mắc không biết 350 khán giả tại trường quay "có lỗ tai không?", bạn Heric Nguyễn thì nói "kết quả solo thật sự không công bằng".

Bạn Vĩnh An nói thẳng: "Chương trình kiếm khán giả biết nghe hơn được không?".

 Anh trai vượt ngàn chông gai kiếm khán giả biết nghe hơn được không? Tức cái lồng ngực - Ảnh 5.

S.T Sơn Thạch với Thuận nước đẩy thuyền đã phần nhìn - Ảnh: BTC

Trang Nguyễn bình luận: "Yêu Nhà Trẻ lắm nhưng khán giả có cần đi rửa tai không ạ? Tức cái lồng ngực". Bạn Hiền Hiền chia sẻ "dù là fan anh Luật nhưng công tâm mà nói màn trình diễn của anh Tuấn Hưng và S.T đột phá hơn nhiều".

Rất nhiều ý kiến khen phần thể hiện của Tuấn Hưng. Khán giả Trần Lê Thu Hương cho rằng, Tuấn Hưng hát "trải đời nghe sương gió, day dứt, mãnh liệt, đỉnh điên".

"Bài của Tuấn Hưng đã nhất", "Thích nhất trong bốn bài", "1.000 điểm cho chú Hưng", "Bài của Tuấn Hưng đỉnh chóp", "đang xem solo đỉnh nóc, kết quả công bố tụt mood"… là các bình luận khác.

Sau tiết mục solo của bốn Nhà lớn ở tập 9, tập 10 Anh trai vượt ngàn chông gai 2024 sẽ lên sóng lúc 20h trên VTV3 ngày 7-9.

Các anh tài sẽ thể hiện các tiết mục Chiếc khăn piêu, Đào liễu, Dạ cổ hoài langMưa trên phố Huế. Trong tập 10 này, sẽ có 4 anh tài phải nói lời chia tay chương trình.

Doanh thu chênh lệch giữa phim của NSƯT Hoài Linh, NSƯT Quyền Linh và Việt Hương dịp nghỉ lễ 2/9

Phim có NSƯT Hoài Linh dẫn đầu phòng vé

Sau khi ra rạp, Làm giàu với ma đã giữ vị trí top 1 phòng vé. Theo Box Office Vietnam, tính đến tối 31/8, Làm giàu với ma đạt hơn 17 tỷ đồng. 

Bộ phim cũng đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu trong ngày, chiếm ngôi vị của Ma da trước đó. 

NSƯT Hoài Linh vui vẻ giao lưu cùng khán giả. Ảnh: NSX

Phim nói về màn giao kèo kiếm tiền hài hước của Lanh (Tuấn Trần) và “con ma” Na (Diệp Bảo Ngọc) cùng câu chuyện tình cảm cha con giữa anh và ông Đạo (NSƯT Hoài Linh). Đặc biệt, lần tái xuất của NSƯT Hoài Linh được khán giả chú ý.

Tối ngày 30/08, Làm giàu với ma đã có chuyến Cinetour tới các rạp chiếu tại TP. Hồ Chí Minh với sự góp mặt của Đạo diễn Trung ”Lùn”, NSƯT Hoài Linh, Tuấn Trần, Diệp Bảo Ngọc, Bình Hưng, PT Ngọc Diệp cùng nhiều thành viên khác trong ê-kíp. Đặc biệt, danh hài sinh năm 1969 được rất nhiều khán giả mong đợi sau vài năm vắng bóng màn ảnh rộng. Người hâm mộ ôm NSƯT Hoài Linh và chia sẻ nhiều cảm xúc sau khi xem phim.

img

Ê-kíp phim "Làm giàu với ma" và khán giả. Ảnh: NSX

NSƯT Hoài Linh chia sẻ: “Được gặp đông đảo khán giả như vậy, nghe những lời chia sẻ, tình cảm của mọi người là động lực rất lớn cho ê-kíp Làm giàu với ma. Hy vọng bộ phim mang đến cho mọi người cảm xúc, buồn vui lẫn lộn và đọng lại trong mọi người tình cảm gia đình. Đôi khi mình làm cha mẹ mình có cách suy nghĩ riêng. Nhưng có những người con không muốn cha mẹ lo lắng thêm nữa. Theo tôi thì cha mẹ nên tìm hiểu xem con đang nghĩ gì chứ đừng vội trách cháu”... 

Tuấn Trần tâm sự: “Cả ê-kíp đều xúc động khi thấy mọi người dành thời gian đến đây. Hy vọng mọi người sẽ coi phim thêm nhiều lần để có phần hai, phần ba nha”.

Phim không chỉ là giao kèo kiếm tiền hài hước của Lanh (Tuấn Trần) và “con ma” Na (Diệp Bảo Ngọc) mà còn là câu chuyện tình cảm cha con giữa anh và ông Đạo (NSƯT Hoài Linh). Đặc biệt, lần tái xuất của NSƯT Hoài Linh được khán giả đón nhận và yêu mến.

Phim do NSƯT Quyền Linh đóng chính xếp thứ 2 phòng vé

Phim Hai Muối xoay quanh cuộc sống của những diêm dân (người làm muối) khi chịu cảnh cháy nắng giữa cánh đồng. Muối (Huỳnh Bảo Ngọc đóng) là một cô gái mất mẹ từ khi vừa lọt lòng và lớn lên trong tình yêu thương của cha (Nghệ sĩ Ưu tú Quyền Linh đóng) tại ấp đảo Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Bước ngoặt của hai cha con bắt đầu khi Muối trưởng thành, quyết định lên thành phố học tập và làm việc với ước mơ đổi đời để phụ giúp cha.

img

Ê-kíp phim Hai Muối. Ảnh: NSX

Bộ phim đánh dấu 20 năm trở lại điện ảnh của NSƯT Quyền Linh. Phim hiện thu về hơn 10 tỷ đồng và đang đứng top 2 phòng vé theo Box Office Vietnam. Bộ phim cũng vượt lên Ma da về doanh thu bán vét trong ngày, đứng top 2 sau Làm giàu với ma.

Chia sẻ với PV. Dân Việt kỳ vọng về doanh thu phòng vé của Hai Muối, NSƯT Quyền Linh nói:

"Thật ra chuyện doanh thu tôi không dám nói vì phụ thuộc rất nhiều thứ. Tôi mong khán giả sẽ đến với Hai Muối với cảm xúc thật. Khi bộ phim phát hành, tôi mong mọi người đến xem phim để thấy được tình yêu thương của các bậc phụ huynh đối với con mình. Và để những người con yêu thương cha mẹ mình nhiều hơn, trân trọng cha mẹ và hướng về gia đình nhiều hơn".

Phim do Việt Hương đóng chính - bất ngờ lớn của phim Việt giữa năm 2024

Ma da, bộ phim do Việt Hương đóng chính hiện đang thu về 116, 7 tỷ đồng theo Box Office Vietnam.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng chia sẻ: “Thật sự tôi rất vui vì cảm thấy mình có thể kết nối nhiều hơn với khán giả, nhất là khi đây là bộ phim tâm linh thuần Việt đầu tiên mình làm và mang đến hiệu ứng tốt như vậy”.

img

Việt Hương và khán giả. Ảnh: NSX

Lấy câu chuyện dân gian lưu truyền bao đời ở miền sông nước “Ma da kéo giò” làm tuyến chính để phát triển nội dung, liên kết đến với nghề vớt xác trên sông lần đầu tiên lên màn ảnh rộng. Bộ phim đã nhận được sự chú ý, quan tâm của giới truyền thông, khán giả ngay từ khi dự án được công bố.

Với vai diễn Bà Lệ, hành nghề trục vớt xác, nghệ sĩ Việt Hương cũng đã nhận được đánh giá cao về kỹ năng diễn xuất, lăn xả hết mình cho vai diễn. Do đặc thù của công việc, nghề trục vớt xác thường là đàn ông chính vì vậy, diễn xuất quá chân thật của Việt Hương đã đẩy tốc độ doanh thu bán vé tăng cao trong 3 ngày đầu công chiếu. Các ngày tiếp theo, Ma da tiếp tục giữ phong độ đứng vị trí top 1 ở phòng vé và trở thành bộ phim được nhận sự quan tâm, chủ đề hot nhất ở các nền tảng mạng xã hội.

Ngay khi công chiếu, Ma da cũng vấp phải những hoài nghi, lo lắng khó có thể vượt qua 50 tỷ để bước đến con số hòa vốn, khi ra mắt ngay trong những tháng có doanh thu thấp điểm nhất trong năm. Nhưng, Ma da đã chinh phục mọi khó khăn và từng bước trở thành bộ phim điện ảnh kinh dị Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại. 

Hiện độ hot của Ma da đã giảm thể hiện ở vị trí thứ 3 doanh thu trong ngày theo Box Office Vietnam, nhường chỗ cho Làm giàu với maHai Muối.

 
loading...

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong